Đại tu tòa nhà cổ thành trung tâm mua sắm

trung tam mua sam

Tòa nhà Pantechnicon được xây dựng vào năm 1830 với chức năng là một trung tâm nghệ thuật. Sau đó nó trở thành nhà kho, nơi những người dân địa phương giàu có của Belgravia có thể cất giữ đồ đạc thừa của họ. Cho đến những năm gần đây, công ty kiến ​​trúc Farrells đã thiết kế lại tòa nhà thành trung tâm mua sắm và ăn uống nổi bật. Sau 5 năm cải tạo, hiện giờ nơi đây có các cửa hàng, quán cafe, quán bar và nhà hàng mang đậm văn hóa Nhật Bản và Bắc Âu.

mặt tiền cửa hàng
Mặt tiền tòa nhà Pantechnicon được xây dựng từ thế kỷ 19

Quá trình cải tạo đã mở rộng thêm khu nhà 3 tầng phía sau tòa nhà Pantechnicon. Nơi đây ốp bằng gạch trắng tráng men, và nhấn nhá bằng các cửa sổ lớn kiểu crittal giúp mọi người nhìn bài trí nhà kho trước đây. Các kiến trúc sư đã cẩn thận bảo tồn mặt tiền hoành tráng của Pantechnicon, nơi có một loạt các cột cao chót vót cùng biển tên ban đầu của nó.

cửa ra vào
Pantechnicon có nội thất bằng gạch lộ thiên mang cảm giác ấm áp

Tầng trệt của Pantechnicon trưng bày một bộ sưu tập các sản phẩm được tuyển chọn từ các thương hiệu Nhật Bản hoặc Bắc Âu. Điển hình như: các đồ vật thiết kế từ studio Nendo có trụ sở tại Tokyo, đồ trang sức của nhà thiết kế cửa hàng Tom Wood người Norweigan và giày dép từ nhãn hiệu Đan Mạch Erik Schedin.

quán cafe
Cafe Kitsuné được thiết kế bởi DEIK

Khi mua sắm, du khách có thể thưởng thức cafe và đồ ăn nhẹ tại quầy Cafe Kitsuné, được thiết kế bởi studio DEIK ở London. Nó là một phần của chuỗi các quán cafe do Kitsuné, một nhãn hiệu thời trang và âm nhạc nổi tiếng được kết hợp từ văn hóa Pháp-Nhật.

nội thất quán cafe
Nhà hàng Eldr trên tầng hai của Pantechnicon

Trên tầng 1 trưng bày nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú hơn, với tên gọi là The Studio. Tại đây, du khách có thể hiểu thêm về văn hóa Nhật Bản và Bắc Âu thông qua các hội thảo và trải nghiệm ăn uống pop-up.

thiết kế quán cafe
Một nhà hàng khác nằm bên trong căn phòng kiểu nhà kính trên mái

Dưới tầng hầm, một nhà hàng Sachi chuyên phục vụ các món ăn được chế biến từ nguyên liệu đặc trưng của thị trường Nhật Bản. Tầng 2 có nhà hàng khác tên là Eldr với thực đơn đa dạng có nhiều món ăn của 10 quốc gia khác nhau ở Bắc Âu. Một địa điểm ăn uống khác do đầu bếp Phần Lan Joni Ketonen đứng đầu nằm trong một cấu trúc kiểu nhà kính, tràn ngập ánh sáng trên tầng thượng của Pantechnicon.

kệ trưng bày sát tường
Tầng trệt trưng bày các sản phẩm từ 150 thương hiệu Nhật Bản và Bắc Âu
nội thất shop
Studio ở tầng 1 mở rộng thêm không gian bán lẻ

Biên dịch: Mai Nguyễn

Nguồn: ketnoikhonggian